Cấy ghép Implant là một phương pháp trồng răng được đánh giá là hiện đại nhất trong ngành nha khoa. Giúp cải thiện tình trạng răng của mọi người một cách hiệu quả. Vậy Cấy ghép Implant là gì? Quy trình cấy ghép implant ra sao. Cùng Nha Khoa Quốc Tế K Dentist Quy Nhơn tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Cấy ghép implant là gì?
Cấy ghép implant là phương pháp cấy trụ kim loại được làm từ niken – titanium vào vị trí răng đã mất trước đó trong xương hàm. Nhờ phương pháp này, bệnh nhân có thể lấy lại chức năng ăn nhai bình thường cũng như giữ được thẩm mỹ nụ cười, khuôn mặt và sức khỏe.
Có nên cấy ghép Implant không?
Cấy ghép implant là phương pháp khá hiệu quả đối với những người bị mất răng:
- Vì thân răng được cấy giống như răng thật, nên đem lại tính thẩm mỹ cao. Giúp bạn trở nên tự tin hơn khi giao tiếp.
- Khả năng ăn nhai giống như răng thật. Bạn chỉ cần kiêng một thời gian đầu để trụ cố định với xương hàm. Sau đó bạn có thể ăn thoải mái những món bạn thích.
- Trụ implant được làm từ niken – titanium nên không bị gỉ sét và không bị oxi hóa. Dễ dàng tích hợp với xương.
- Trụ không chứa thành phần dị ứng nên tuyệt đối an toàn với cơ thể con người.
- Cấy ghép implant giúp ngăn ngừa được những vấn đề do răng mất lâu ngày như: hôi miệng, tụt nướu, tiêu xương hàm,…
Những trường hợp nên cấy ghép Implant
Cấy ghép implant có thể thực hiện đối với các trường hợp sau:
- Mất răng do tai nạn.
- Răng bị hư, sâu nặng.
- Răng hàm quá yếu, không đủ sức làm cầu răng.
- Răng cũ đã mất chức năng ăn nhai.
- Người đã trồng răng giả trước đó nhưng bị hỏng.
Ưu và nhược điểm của răng implant
Mặc dù, cấy trụ implant được ưa chuộng hiện nay. Nhưng nó vẫn có ưu và nhược điểm như sau.
Ưu điểm:
- Giúp phục hình răng đã mất, khôi phục chức năng ăn nhai
- Giúp ngăn ngừa tình trạng tiêu xương tụt lợi do mất răng
- Tuổi thọ lâu dài, độ bền chắc cao
- Phù hợp với mọi trường hợp bị mất răng
- Mang tính thẩm mỹ cao
Nhược điểm:
- Chi phí cấy trụ cao
- Không dành cho người dưới 16 tuổi
- Không phù hợp với tất cả mọi người
- Thời gian điều trị lâu
Trồng răng implant có nguy hiểm không?
Phương pháp cấy ghép implant không cần phải mài răng như các phương pháp khác. Vì vậy, phương pháp này hoàn toàn không ảnh hưởng đến nướu răng, tủy và các răng gần đó. Trụ implant sẽ giúp chắc chắn mão răng sứ, giúp phục hồi chức năng ăn nhai như răng thật.
Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn cơ sở nha khoa không uy tín; tay nghề bác sĩ kém; hoặc bệnh nhân không biết chăm sóc răng miệng đúng cách thì có thể gây ra nhiều nguy hiểm sau khi cấy ghép trụ implant.
- Bị viêm, nhiễm trùng quanh khu vực cấy ghép trụ implant
- Ảnh hưởng các răng lân cận
- Nếu cấy ghép implant sai vị trí, sẽ gây cảm giác đau lúc ăn nhai, dễ viêm nhiễm
Quy trình cấy ghép implant
Bước 1: Thăm khám, chụp phim
Trước khi cấy ghép implant, bệnh nhân cần khám tổng quát răng miệng, chụp phim để xác định tình trạng răng; xương hàm. Từ đó các bác sĩ có thể đưa ra kế hoạch điều trị
Bước 2: Thực hiện cấy ghép implant
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng; sau đó sẽ tiến hành gây tê hoặc gây mê đối với một vài trường hợp
Tiếp theo, các bác sĩ sẽ tiến hành cấy trụ implant vào trong xương hàm. Và trong lúc chờ trụ implant tích hợp trong xương hàm, thì sẽ được gắn tạm răng giả.
Bước 3: Phục hình răng sứ trên implant
Sau khoảng 6-14 tuần, trụ implant đã ổn định. Các bác sĩ sẽ tiến hành lắp răng sứ trên trụ để hoàn tất quy trình cấy ghép implant.
Bước 4: Tái khám, kiểm tra tình trạng răng
Tái khám theo chỉ định để bác sĩ kiểm tra tình trạng sau phẫu thuật
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn cũng đã biết rõ hơn về Cấy ghép implant là gì, quy trình cấy ghép implant như thế nào. Hy vọng bạn sẽ tìm ra phương pháp điều trị phù hợp với bản thân nhé!